Những thói quen về ăn uống cần tránh

Thói quen về ăn uống đã và đang gây ra nhiều bệnh không trừ một ai và có xu hướng trẻ hoá. Nguyên nhân từ đâu, các bạn đã từng tìm hiểu? Chỉ khi biết căn nguyên, chúng ta mới có thể xây dựng cho mình những nguyên tắc sống lành mạnh nhất có thể. Nhóm nguyên nhân gây bệnh hàng đầu hiện nay chính là thói quen về ăn uống. Những thứ chúng ta đưa vào miệng được xác định đóng góp tầm 30% tác nhân gây ra bệnh tật, đúng với câu nói: “Bệnh tật từ miệng đưa vào”. Cùng kochu điểm qua những thói quen về ăn uống cần tránh nhé!

Những thói quen về ăn uống cần tránh

1. Thói quen về ăn uống nhiều nhưng vận động quá ít

Hiện nay, nhiều người đang ăn quá mức cơ thể cần trong khi rất lười vận động thể chất, nếu không muốn nói là hầu như không tập thể dục. Khi chúng ta đưa quá nhiều chất vào, cơ thể không dùng hết sẽ tích luỹ thành những “tảng mỡ” bám vào cổ, dưới da bụng, vùng đùi và nguy hiểm hơn nữa là bám vào nội tạng, thành mạch máu gây ra tai biến mạch máu não, nhàu máu phổi, tắc mạch vành tim, cao huyết áp, tiểu đường…Đây là thói quen về ăn uống rất tai hại, các bạn thử tìm hiểu về những mối nguy cơ từ mỡ nội tạng xem thế nào nhé!

2. Sử dụng nhiều đồ ăn, đồ uống công nghiệp chế biến sẵn

Chúng bao gồm các loại gà chiên rán công nghiệp, các loại bánh Pizza, Sanwich, thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, các loại nước uống như cocacola, pepsi, nước ngọt đóng chai, các loại bánh kem.. Nhiều trẻ em bây giờ mỗi sáng thức dậy cha mẹ cho tiền hình thành thói quen về ăn uống là đi mua một ổ bánh mì bán sẵn với xúc xích thịt nguội cùng một lon nước ngọt. Thực sự những sản phẩm này chứa quá nhiều muối, chất bảo quản, đường công nghiệp, bột tinh luyện, phẩm màu…mà thiếu đi những chất dinh dưỡng cơ bản như chất xơ, các vitamin, enzim tiêu hoá và cả tinh bột thô.

3. Sử dụng nhiều các loại thịt đỏ

Thịt đỏ có thể kể đến thịt lơn, thịt bò, thịt trâu, sườn cừu, thịt nguội, chồn cầy…Nguy hiểm hơn, mọi người lại thích nướng-quay-rán-xào mà không thích luộc, hấp, nấu canh hay ăn lẩu. Hãy luộc, hấp, kho nhạt các loại thịt và nghiêng về cá, gia cầm, các loại rau củ hạt nhiều hơn, mọi người nhé! Có nhiều người còn cứ ngỡ chỉ có các loài động vật mới cung cấp đạm (protein) cho cơ thể, thực sự, cỏ cây rau củ hút nước và muối khoáng từ lòng đất kết hợp năng lượng từ ánh sáng mặt trời để tổng hợp nên những chất hữu cơ, những nguồn đạm tinh khiết nhất.

4. Rau củ quả đang bị nấu quá chín

Những lúc như vậy, thực phẩm bị “tiêu huỷ” gần hết các loại vitamin, enzim và khoáng chất. Các loại rau củ quả nên rữa kỹ bằng nước muối, ngâm chúng với nước lọc pha dấm tầm 30 phút rồi gọt vỏ, ăn sống, salad, hoặc hấp cách thuỷ, tệ hơn chút là luộc sơ. Thói quen về ăn uống như: ninh, hầm, xào, rán quá kỹ, rau củ quả sẽ chẳng còn giá trị về mặt dinh dưỡng.

Mỗi loại thức phẩm đều có lượng thời gian vừa đủ để nấu chín đúng cách. Việc tìm hiểu thời gian chế biến các loại thực phẩm khác nhau sẽ khiến dưỡng chất không bị mất đi và chúng ta thưởng thức món ăn cũng sẽ ngon hơn.

5. Sử dụng dầu rán thường xuyên

Đặc biệt thói quen về ăn uống các loại dầu rán đã qua xử lý công nghiệp đang bán rộng rãi trên thị trường, không tốt cho sức khoẻ, các bạn ạ. Nếu có dùng dầu ăn xin hãy dùng dầu hạt lanh tươi, dầu oliu tươi nguyên chất, dầu dừa tươi (các loại dầu này mình nên cho vào khi thức ăn đã được đưa ra khỏi bếp một lúc hoặc dùng để trộn salat, ăn sống), nếu xào rán có thể dùng mỡ lợn nhưng bác sĩ khuyến khích mọi người luộc, hấp, và nấu canh, hạn chế xào rán.

6. Thói quen ăn uống vỉa hè

Thói quen về ăn uống ở vỉa hè hiện nay đang là trào lưu, đặc biệt ở các thành phố lớn. Những vấn đề chính của thực phẩm vỉa hè bao gồm mức độ an toàn vệ sinh (thực phẩm, bát đũa…), nguồn gốc và cách thức bảo quản thực phẩm, chất lượng dầu mỡ và gia vị, hạn sử dụng của thực phẩm…Một nồi lẩu cho 6 người chỉ tầm 2 đến 3 trăm ngàn thì lấy ra chất lượng và tốt cho sức khoẻ, phải không các bạn? Xây dựng thói quen nấu ăn tại nhà thực sự là điều tuyệt vời nhất: đảm bảo vệ sinh, đảm bảo dinh dưỡng, thực phẩm tươi sống, tiết kiệm tiền bạc, tăng gắn kết gia đình.

7. Thói quen về ăn uống khi sử dụng thực phẩm độc lạ

Tiết canh, mắm tôm, gỏi cá, mật tươi động vật, rượu ngâm rắn, ngâm động vật….Nhiều người đã bị ngộ độc cấp, suy gan thận hoặc suy đa tạng vì những thói quen này. Với động vật luôn cần chế biến chín, với rau củ hoa quả nên ăn sống hoặc sơ chế.

8. Ăn quá mặn, ăn sáng sơ sài, ăn tối quá no

Ăn quá mặn luôn gây ra rất nhiều những vấn đề về sức khoẻ đặc biệt là tim mạch. Ăn sáng sơ sài trong khi ăn tối quá no và muộn, sử dụng nhiều đồ ngọt, sử dụng lại thực phẩm nấu chín đã để qua đêm, sử dụng ngũ cốc đã mọc mầm, đã bị mốc, ăn quá nhanh, sử dụng những đôi đũa sơn son thiếp vàng…đều là những thói quen nên từ bỏ.

9. Thói quen về ăn uống mất vệ sinh

Ít khi rửa tay trước khi ăn, nói cười quá nhiều, dùng chung bát đũa, dùng chung gia vị nước chấm, hút chung điếu thuốc, gắp thức ăn cho nhau…đều là những thói quen về ăn uống không tốt cho sức khoẻ vì ở những nước nhiệt đới như chúng ta, bệnh truyền nhiễm rất nhiều và chúng hoàn toàn có thể lây nhiễm qua những thói quen này (Giun sán, viêm gan, các loại vi rút khác…).

10. Thói quen về ăn uống khi bảo quản thực phẩm bằng đồ nhựa kém chất lượng

Sử dụng đồ nhựa quá nhiều trong lưu trữ, bảo quản thực phẩm cũng đang là một vấn đề. Mọi người sử dụng túi bóng quá nhiều, vừa không tốt cho sức khoẻ vừa ô nhiễm môi trường. Những đồ nhựa khi sử dụng luôn tạo ra một lượng không nhỏ các hạt nhựa bé li ti và chúng hoà lẫn vào thức ăn, nước uống, qua đó sẽ đi vào cơ thể chúng ta. Nhà nghiên cứu về độc tố trong môi trường tại trường đại học Amsterdam-Hà Lan, Heather Leslie cho biết những hạt nhựa cực nhỏ (Microplastics) có thể gây ra tình trạng nhiễm độc tố, đột biến gen di truyền, làm chết các tế bào trong cơ thể. Hãy dùng túi vải, túi giấy thay thế lúc đi chợ, thay thế các hộp nhựa đựng thức ăn bằng sứ, thuỷ tinh, inox.

Vì sức khoẻ của chính mình và những người mình yêu thương, thay đổi khi chưa quá muộn, các bạn nhé!

Rate this post