SpO2 (Nồng độ oxy trong máu là một trong những chỉ số sức khỏe, thể chất quan trọng. Do đó, việc theo dõi việc theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong quá trình luyện tập cường độ cao hay với những người có bệnh lý về tim mạch, huyết áp, hen suyễn. Bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị luôn cần được theo dõi các chỉ số của cơ thể, bao gồm chỉ số SpO2. Cùng KOCHU tìm hiểu xem chỉ số SpO2 là gì và một số thông tin liên quan nhé.
Chỉ số SpO2 là gì?
SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen – độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu một cách khác, SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin là một protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, quyết định màu đỏ của hồng cầu.
Chỉ số SpO2 có thể được đo bằng phép đo xung – một phương pháp gián tiếp, không xâm lấn (không đưa các dụng cụ vào trong cơ thể). Nó hoạt động bằng cách phát ra và tự hấp thu một làn sóng ánh sáng đi qua các mạch máu hoặc mao mạch trong đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc dái tai. Sự thay đổi của sóng ánh sáng xuyên qua ngón tay, ngón chân hoặc dái tai sẽ cho biết kết quả của phép đo SpO2 vì mức độ oxy bão hòa gây ra các biến đổi về màu sắc của máu.
Khi oxy được hấp thu vào cơ thể sẽ gắn kết với các phân tử Hemoglobin (Hb) trong hồng cầu, từ đó di chuyển khắp cơ thể để cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho các cơ quan hoạt động. SpO2 được viết tắt từ cụm từ Saturation of peripheral oxygen, là chỉ số thể hiện nồng độ oxy hiện có trong máu, cụ thể là tại các mao mạch.
Để lấy được kết quả chỉ số này, bệnh nhân chỉ cần sử dụng máy đo độ bão hòa oxy theo mạch đập (Pulse Oximeter) kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai. Không cần phải thực hiện các thủ thuật xâm lấn. Nếu tình trạng bệnh tốt, chỉ số SpO2 thường sẽ ở mức 95 – 100%.
Chỉ số SpO2 ở người bình thường là bao nhiêu?
Giá trị chỉ số SpO2 được biểu thị bằng 1%. Nếu máy đo oxy cho kết quả 97% thì chứng tỏ mỗi tế bào hồng cầu được tạo ra bởi 97% oxygenated và 3% không oxy hóa hemoglobin. Giá trị SpO2 bình thường sẽ dao động ở mức 95 – 100%.
Chỉ số oxy hóa máu tốt là rất cần thiết vì cung cấp đủ năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu giá trị SpO2 xuống dưới 95%, đây là dấu hiệu cảnh báo oxy hóa máu kém, còn được gọi là tình trạng máu thiếu oxy. Các nghiên cứu chứng minh rằng chỉ số SpO2 từ 94% trở lên là chỉ số bình thường, đảm bảo an toàn.
Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn
- SpO2 từ 97 – 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
- SpO2 từ 94 – 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;
- SpO2 từ 90% – 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị;
- SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;
- SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.
Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 an toàn giống như của người lớn, đó là trên 94%. Nếu chỉ số SpO2 của trẻ giảm xuống dưới mức 90% thì cần thông báo cho y bác sĩ để được hỗ trợ can thiệp kịp thời.
Tuy nhiên, trên thực tế chỉ số SpO2 đo được sẽ không chính xác hoàn toàn 100% mà sẽ bị ảnh hưởng bởi 1 số yếu tố như:
- Do độ sai lệch của thiết bị
- Do Hb bất thường
- Do cử động
- Do tình trạng giảm tưới máu mô do choáng, sử dụng thuốc gây co mạch, hay hạ thân nhiệt nặng…
- Bị nhiễu do ánh sáng trong phòng khi đo (tuy nhiên đa số các thiết bị đã loại bỏ hiện tượng nhiễu do ánh sáng bên ngoài)
Triệu chứng khi chỉ số SpO2 giảm
Tình trạng giảm chỉ số SpO2 (còn gọi là thiếu oxy trong máu) gây ra một số triệu chứng sau:
- Thay đổi về màu sắc của da;
- Suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn;
- Ho;
- Nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm;
- Khó thở, thở nhanh, thở khò khè
Khi cơ thể không đủ oxy, gây thiếu oxy máu (hạ chỉ số SpO2) là tình trạng rất nguy hiểm. Nguyên nhân là vì nếu máu thiếu oxy, não, gan và nhiều cơ quan khác trên cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc nắm rõ lượng oxy trong máu, có phương án xử lý kịp thời khi gặp tình trạng nguy hiểm.
SpO2 thấp gặp trong những bệnh lý nào?
Cách thực hiện đánh giá chỉ số SpO2 rất nhanh chóng và thuận tiện, tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc theo dõi tình trạng bệnh, đặc biệt đối với những bệnh nhân chuyển biến nặng và SpO2 có thể giảm nhanh như một số trường hợp như sau:
- Bệnh nhân mắc Covid-19: Hệ thống hô hấp là nơi đầu tiên virus xâm nhập và tấn công cơ thể. Nếu thể trạng bệnh nhân tốt, có sức chống chịu cao, các triệu chứng có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ. Thế nhưng, trong trường hợp tình trạng nghiêm trọng hơn, việc kiểm tra liên tục chỉ số SpO2 rất quan trọng, giúp theo dõi tiến triển và các nguy cơ chuyển biến xấu để hỗ trợ bệnh nhân một cách kịp thời.
- Suy tim: Tình trạng suy tim diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, hẹp/hở van tim,…), khiến chức năng bơm máu không thể hoạt động tốt như bình thường, ảnh hưởng đến toàn bộ mọi cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, việc theo dõi SpO2 hỗ trợ đánh giá tình trạng bệnh nhân, tiến độ đáp ứng phương pháp điều trị để đưa ra hướng xử trí thích hợp.
- Phù phổi cấp: Bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng rất đột ngột, bao gồm khó thở, khạc đờm bọt hồng, tay chân lạnh,… Cho nên cần đánh giá nhanh các chỉ số cũng như dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân để kịp thời hỗ trợ điều trị.
Với tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, việc nắm bắt những thông tin liên quan đến bệnh lý này rất quan trọng, bao gồm khái niệm của chỉ số SpO2 là gì. Từ đó bạn có thể chăm sóc tốt hơn cho bản thân cũng như những người thân yêu nếu không may mắc bệnh.