Hiện nay, trên thị trường có một số loại bột rửa rau được làm từ bột vỏ sò. Theo nghiên cứu, bột vỏ sò có thành phần chính là canxi cacbonat – canxi oxide (tương tự như vôi bột) nên có khả năng diệt khuẩn khá tốt. Chính vì vậy, một số công ty đã ứng dụng nó để sản xuất các loại bột rửa rau, bột rửa thực phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, đối với các sản phẩm bột rửa rau từ vỏ sò này cũng có khá nhiều hạn chế. Bột vỏ sò là một chất có tính kiềm rất mạnh, khi hoà tan vào nước sẽ cho độ pH > 11 nên có tính ăn mòn khá cao, dễ gây hại da tay cũng như làm ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm.
Bên cạnh đó, vì diệt khuẩn bằng môi trường kiềm nên bột vỏ sò chỉ loại bỏ được những loại vi khuẩn không chịu được tính kiềm. Điều này đồng nghĩa với việc, một số loại vi khuẩn khác vẫn có thể tồn tại và chịu được dưới tác động của bột vỏ sò.
Theo ông Yasuo Kogo (Faculty of Industrial Science and Technology, Tokyo University of Science, 6-3-1 Niijyuku, 125-0051, Katsushika, Tokyo, Japan), vỏ sò được coi là một loại chất thải công nghiệp. Thêm vào đó, vỏ sò được tạo nên từ việc hấp thụ muối và hóa chất từ nước biển,… nên chất lượng của vỏ sò phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Nếu như vùng biển đó bị ô nhiễm thì vỏ sò đó có thể chứa các chất gây nguy hiểm do hấp thụ từ môi trường nước biển.
Để đảm bảo bạn nên chọn những sản phẩm có độ pH gần 7 (gần như nước), điều này sẽ giữ an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng và bảo quản chất lượng của thực phẩm một cách tốt nhất.
Bột rửa rau Kochu – với thành phần là các nguyên liệu tự nhiên được kiểm soát chặt chẽ cả về chất lượng và hiệu quả, giúp bạn làm sạch và diệt khuẩn thực phẩm một cách tốt nhất. Đồng thời, với độ pH gần 7, sản phẩm của Kochu đặc biệt an toàn, không gây kích ứng, khô da cũng như không làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ tươi ngon của thực phẩm!
___________________________________________________
Thông tin được tổng hợp từ các nguồn:
https://link.springer.com/article/10.1557/adv.2016.420