Có nhiều ca ngộ độc với các hoá chất xuất hiện tại nhà hoặc tại nơi làm việc. Ngộ độc với carbon monoxide và carbon dioxide cũng có thể xuất hiện trong môi trường gia đình hoặc nơi làm việc. Quan trọng là cần hiểu biết về tính chất của các chất hoá học trong môi trường và các dụng cụ và quy trình sơ cứu khẩn cấp phù hợp khi gặp ca ngộ độc hoá chất.
Trong nhiều trường hợp, ngộ độc hoá chất xuất hiện do hít phải, hoặc nuốt phải hoá chất, tuy nhiên có một số hoá chất có thể thẩm thấu qua da vào cơ thể. Ở hầu hết các nước đều có trung tâm kiểm soát ngộ độc (hoặc một đơn vị có chức năng tương đương) có nhiệm vụ đưa ra các hướng dẫn xử trí với ca nuốt phải hoặc phơi nhiễm với hoá chất. Quan trọng là cần phải thông báo cho trung tâm này nội dung, thời điểm và tên hoá chất hoặc sản phẩm gây ngộ độc hoá chất.
Xử trí như thế nào khi bị ngộ độc?
Đối với tất cả các ca ngộ độc
- Khi thực hiện sơ cấp cứu cho ca bị nạn, ưu tiên hàng đầu là sự an toàn của người sơ cứu, nghĩa là cần phải tránh tiếp xúc trực tiếp với khí, dung dịch, hoặc tất cả các vật chất có nhiễm khí độc;
- Nếu có các yếu tố đe doạ tính mạng, cần gọi cấp cứu y tế để được giúp đỡ;
- Nếu không có các yếu tố đe doạ tính mạng, thì gọi trung tâm xử lý chống độc để được hướng dẫn.
Đối với nuốt phải chất độc
- Chỉ nên sử dụng than hoạt tính y tế nếu được trung tâm xử lý chống độc hoặc cơ quan chức năng tương đương hướng dẫn.
- Người thường không được sử dụng tinh dầu Ipecac làm biện pháp sơ cứu trong các trường hợp ngộ độc cấp tính.
- Nếu người bị nạn nuốt phải chất độc, thì việc cho nạn nhân uống các chất chất dung dịch thông thường không được khuyến cáo. Tuy nhiên, nếu ở vùng hẻo lánh, và việc tới cơ sở y tế là mất thời gian; cộng với khi được trung tâm xử lý chống độc, trung tâm cấp cứu y tế khuyên dùng; thì có thể cho nạn nhân uống dung dịch nước (sữa hoặc nước uống);
- Nên để nạn nhân nằm nghiêng về phía trái.
Đối với ngộ độc khí ga
- Cảnh báo về cháy. Trong phòng có chứa khí carbon monoxide thì nên đề phòng và không được cho tiếp xúc với lửa, dụng cụ điện, hoá chất oxy hoá, khói thuốc;
- Di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng có khí độc ngay lập tức, nhưng chỉ thực hiện khi môi trường không gây nguy hiểm cho người sơ cứu. Trong hầu hết các trường hợp, việc sơ cấp di chuyển nạn nhân phải do lực lượng cấp cứu đặc biệt thực hiện;
- Chỉ những sơ cứu viên được tập huấn mới được thực hiện sơ cứu cấp ôxy cho người bị độc khí carbon monoxide và carbon dioxide.
Cần chú ý những gì khi xử trí các tình huống ngộ độc?
- Với ca bị nhiễm hoá chất độc, hành động cần thực hiện là gọi cứu trợ và tuân thủ theo hướng dẫn của trung tâm xử lý chống độc hoặc trung tâm cấp cứu y tế (nếu có). Quyết định gọi cứu trợ từ trung tâm nào phụ thuộc vào việc nạn nhân có những triệu chứng nguy hiểm tới tính mạng gì. Nếu nạn nhân có dấu hiệu bị đe doạ về tính mạng thì sơ cứu viên nên gọi trung tâm cấp cứu y tế thì việc cứu chữa cho nạn nhân đòi hỏi phải kiểm soát các triệu chứng. Với các trường hợp khác, thì nên gọi trung tâm xử lý chống độc là tốt nhất. Nhìn chung về cách xử lý, bước đầu tiên là ngừng hoặc hạn chế tác độc của chất độc bằng cách ngưng không phơi nhiễm với nguồn khí, chất độc.
- Với trường hợp hít phải khí độc, thì nạn nhân nên được di chuyển ra khỏi hiện trường; song chỉ thực hiện nếu không có nguy hiểm gì và an toàn cho sơ cứu viên được đảm bảo.
- Trong trường hợp tiếp xúc ngoài ra hoặc bên trọng với các chất độc thì nạn nhân nên được mang ra khỏi hiện trường trước khi rửa nạn nhân. Bề mặt cơ thể nạn nhân cần được rửa, chất độc sẽ bị hoà tan và trôi đi. Chất độc trong dạ dày hoặc ruột có thể được loại bỏ hoặc đẩy ra khỏi cơ thể (chỉ được thực hiện bởi cán bộ y tế có chuyên môn).
- Nên đeo dụng cụ bảo hộ (găng tay, kính) trong quá trình loại bỏ chất độc;
- Không nên thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân nếu có các chất độc như: cyanide, hydrogen sulphide, chất ăn mòn hoặc thuốc trừ sâu. Nên dùng mặt nạ thở có van (viết tắt tiếng Anh là: BVM) song chỉ dùng nếu người thực hiện đã được tập huấn về cách sử dụng.