THANH LONG TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG?

cóThanh long thuộc họ xương rồng, còn được gọi là Pitaya. chứa nhiều vitamin A & C, chất chống oxy hóa, chất béo tốt cùng nhiều khoáng chất thiết yếu như kali, magie, photpho… mang lại nhiều tác dụng tích cực tới sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Do đó, thanh long là một thực phẩm an toàn với người bệnh tiểu đường. Thanh long được coi là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, chỉ số GI thấp trong khoảng 48-52, vì vậy khi bổ sung loại quả này một cách hợp lý sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, trái cây này cũng rất tốt để cải thiện sức khỏe đường ruột. Nhờ giàu axit béo Omega-3, nên thanh long trở thành bữa ăn lành mạnh góp phần bảo vệ tim mạch. Chưa hết, với các chất dinh dưỡng dồi dào, thanh long còn có khả năng kiểm soát mức cholesterol của bạn và giảm bệnh gan nhiễm mỡ.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn bao nhiêu thanh long là đủ?

Theo các nghiên cứu cho thấy thanh long có tác dụng chống bệnh tiểu đường bằng cách tái tạo tế bào tụy-β và làm giảm khả năng kháng yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi-21 (FGF-21). Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi-21 là một loại hormone giúp điều chỉnh các chức năng trao đổi chất.

Một khẩu phần 100 gam trái cây cung cấp 60 calo năng lượng. Do đó, một người mắc bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ không quá 100 gram thanh long mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giảm đột biến lượng đường trong máu và hỗ trợ giảm cân. Nếu bạn kết hợp thanh long với các loại trái cây khác thì có thể tiêu thụ khoảng 50gm.

Thanh Long Co Tot Cho Nguoi Tieu Duong

Thanh long có tốt cho người tiểu đường?

Các nghiên cứu chứng minh cho thấy không có tác dụng phụ ở những người ăn thanh long. Tuy nhiên, nếu ai đó bị dị ứng với trái cây, có thể xuất hiện các triệu chứng như sưng lưỡi, kích ứng hoặc ngứa lưỡi.

Cách ăn thanh long tốt nhất cho người tiểu đường.

Thanh Long Co Tot Cho Nguoi Tieu Duong

Thông thường, lượng thanh long hợp lý để bổ sung cho người bệnh tiểu đường là khoảng ¼ quả mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thanh long hay bất kể sản phẩm nào để mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

Thời gian ăn phù hợp:

  • Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ thì nên ăn trái cây cách bữa chính 2 giờ.  Giờ ăn này giúp đường huyết của người bệnh không bị tăng đột ngột.
  • Thời gian lý tưởng để bổ sung thanh long là giữa buổi sáng, khoảng 11h sáng hoặc 5 giờ chiều.
  • Chia làm 2 bữa và ăn vào các bữa ăn nhẹ. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ hạn chế đường huyết tăng đột biến. Tuy nhiên, ngoài thời điểm ăn và chia bữa ra sao thì quan trọng nhất vẫn là người bệnh cần phải tự kiểm soát tốt lượng thanh long theo khuyến cáo. Không nên sử dụng nhiều hơn sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới bệnh tình.

Lưu ý khi ăn thanh long có tốt cho người tiểu đường

Qua phần nội dung “Bệnh tiểu đường nên ăn thanh long không?” thì người bệnh tiểu đường cần lưu ý những vấn đề sau để tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Thanh Long Co Tot Cho Nguoi Tieu Duong

  • Người bệnh tiểu đường nên ăn thanh long tươi chưa qua chế biến : Bởi các sản phẩm đã qua chế biến có thể làm giảm dưỡng chất tốt có trong thanh long..
  • Không nên  ăn thanh long đỏ: Đây là loại thanh long có lượng đường cao hơn so với quả thanh long trắng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn hoặc ăn với lượng ít hơn so với khuyến cáo (ăn 1/8 quả).
  • Kết hợp đa dạng các loại thực phẩm khác : Dù mang lại nhiều lợi ích tích cực để điều trị bệnh tiểu đường nhưng người bệnh không nên chỉ sử dụng mỗi thanh long. Người bệnh cần kết hợp với nhiều loại thực phẩm, trái cây rau củ khác để tránh thiếu chất dinh dưỡng dễ làm cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng kém.
  • Ngoài ra, có thể chế biến thành món nước ép hoặc sinh tố để uống liền nhất là vào buổi trưa rất đã khát. Hay có thể đưa thanh long vào làm món salad khi có sự kết hợp với dưa chuột, cà chua và các loại rau phù hợp với người tiểu đường mà còn rất thích hợp cho những người muốn giảm cân mà vẫn đủ chất.

Cùng Kochu học cách chăm sóc cơ thể mỗi ngày!

Rate this post
%d bloggers like this: